8 Tháng năm 2021, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực của nước ta. Bất động sản đứng thứ 3 trong danh sách các lĩnh vực thu hút vốn FDI ‘đổ’ vào. Các chuyên gia dự báo, dòng tiền FDI vào Việt Nam thời gian tới còn lớn hơn. Nhờ doanh nghiệp nước ngoài tin tưởng về khả năng khống chế dịch cùng những hiệp định thương mại lớn được ký kết.

Vốn FDI “đổ” vào bất động sản tăng mạnh

Trong báo cáo công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản những tháng đầu năm 2021. Bộ Xây dựng cho biết, thời gian qua lĩnh vực này vẫn luôn có sức hút với nhà đầu tư nước ngoài, sau công nghiệp chế biến, chế tạo. Tổng số vốn cấp mới, điều chỉnh và góp cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào BĐS tăng 15,56% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo đánh giá, phân tích của nhiều tổ chức kinh tế thì có nhiều nguyên nhân để dòng vốn FDI đi vào lĩnh vực bất động sản như: Việt Nam có sự ổn định về chính trị, tăng trưởng kinh tế. Việt Nam cũng là quốc gia thời gian qua đã rất tích cực cải thiện môi trường đầu tư.

Vốn FDI "đổ" vào bất động sản tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm bất chấp dịch bệnh
Vốn FDI “đổ” vào bất động sản tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm bất chấp dịch bệnh

Bên cạnh đó, sự chuyển tiếp giữa Luật Đầu tư 2014 và Luật Đầu tư 2020 vừa qua đã có ảnh hưởng tích cực tới tình hình đầu tư nước ta. Đặc biệt trong vấn đề cấp mới/điều chỉnh các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn FDI vào bất động sản hơn nữa.

Nguồn vốn đầu tư đến từ các quốc gia trọng điểm nào?

Trong 8 tháng vừa qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào 18 ngành lĩnh vực tại Việt Nam. Dẫn đầu vẫn là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được tổng vốn đầu tư 6,98 tỉ USD. Thứ hai là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện với tổng vốn đầu tư 5,34 tỉ USD và thứ ba là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn đăng ký đạt 1,15 tỉ USD. 

Trong 8 tháng qua, Singapore là nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam với hơn 6,2 tỷ USD, chiếm gần 32,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 5% so với cùng kỳ 2020. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 3,2 tỷ USD, chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư, tăng 94,9% so với cùng kỳ.

Hàn Quốc đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,4 tỷ USD, chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư, giảm 17,8% so với cùng kỳ. Đây là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới cũng như số lượt dự án điều chỉnh vốn. Như vậy, nếu xét về số lượng dự án, Hàn Quốc là đối tác có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới.

Trong 8 tháng qua, Singapore là nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam với hơn 6,2 tỷ USD
Trong 8 tháng qua, Singapore là nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam với hơn 6,2 tỷ USD

Tận dụng tốt cơ hội vốn ngoại rót vào nước ta

Bước sang năm 2021, dòng vốn FDI vào lĩnh vực Bất động sản đã có sự khởi sắc ngay trong tháng 1 khi có tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực này là gần 179 triệu USD. Chiếm 8,9% tổng vốn đầu tư đăng ký và giành lại vị trí thứ hai trong danh sách các lĩnh vực thu hút FDI.

Đây là một sự khởi đầu tốt đẹp để lĩnh vực BĐS Việt Nam tiếp tục đón dòng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2021. Trong đó bất động sản tập trung chủ yếu vào các dự án phức hợp, đáp ứng xu hướng sống tiện nghi của khách hàng. Do chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19 và xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam cũng đang có sự thay đổi khi thương mại điện tử ngày càng phát triển.

Cũng giống như các dự án FDI nói chung, các dự án FDI BĐS cần được thẩm định kỹ càng theo các tiêu chuẩn. Để lựa chọn được các nhà đầu tư tốt, có kinh nghiệm, thực lực và khả năng kết nối thị trường bất động sản quốc tế.

Việc liên doanh, liên kết có ý nghĩa quan trọng trong việc tận dụng, thu hút vốn, kỹ thuật và đảm bảo hiệu quả đầu tư lâu dài cho các dự án. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần cẩn trọng trong tìm kiếm đối tác liên doanh, liên kết nước ngoài, lựa chọn những nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, năng lực kinh doanh cũng như kỹ năng trong xây dựng, kinh doanh BĐS và thực sự có mong muốn gắn bó lâu dài với thị trường Việt Nam.

Do chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19 và xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam cũng đang có sự thay đổi khi thương mại điện tử ngày càng phát triển.
Do chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19 và xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam cũng đang có sự thay đổi khi thương mại điện tử ngày càng phát triển.

TPHCM thu hút vốn FDI đứng thứ 2 cả nước

Về địa bàn đầu tư, Long An là tỉnh dẫn đầu thu hút FDI với hơn 3,6 tỷ USD, chiếm 18,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó có dự án điện lớn lên tới 3,1 tỷ USD). Tiếp theo là TP.HCM đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký gần 2,2 tỷ USD, chiếm 11,4% tổng vốn đầu tư. Bình Dương đứng thứ ba với gần 1,7 tỷ USD, chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Cần Thơ, Hải Phòng, Hà Nội,…

Trong tổng vốn 2,2 tỷ USD, TPHCM đã đầu tư nguồn vốn mạnh cho khu vực Thành phố Thủ Đức. Biến “thành phố trong thành phố” thành khu vực đáng sống với hạ tầng giao thông đồng bộ và nhiều dự án địa ốc nổi bật. Nơi đây hiện là tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Những dự án bất động sản nổi bật tại TP Thủ Đức có thể nhắc đến như: căn hộ MT EASTMARK CITY, căn hộ Ricca, Căn hộ Precia,… Tất cả những dự án này có điểm chung là sở hữu tiềm năng tốt cùng vị trí vàng, thuận tiện di chuyển đến các khu vực lân cận nhờ vốn đầu tư hạ tầng.

Tìm hiểu thông tin về dự án MT EAST MARK City tại đây:  https://realbiz.vn/du-an/mt-eastmark-city/

Realbiz đơn vị phân phối trực tiếp dự án MT EASTMARK CITY

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể và hỗ trợ tốt nhất.
KHÁCH HÀNG CŨ CỦA HAPPYLAND ĐƯỢC CHIẾT KHẤU VIP (*).
NGOÀI RA HƯỞNG THÊM CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI TỪ CHỦ ĐẦU TƯ.
(*) Liên hệ hotline để nhận thông tin chi tiết.
Hotline 24/7: 0937594628

 

Gọi zalo
0937594628