Dù ảnh hưởng dịch Covid nhưng nhu cầu mua bất động sản (BĐS) vẫn không có ảnh hưởng nhiều, nhu cầu nhà ở vẫn tăng cao. Tuy nhiên, với tâm lý chờ đợi giảm giá thêm chính là điều khiến lượng giao giao dịch thực thấp.
Thị trường bất động sản tại Việt Nam có thực sự lao dốc vì dịch Covid
Theo báo cáo thị trường bất động sản tháng 8/2020 của Batdongsan.com.vn cho biết, bất chấp bị ảnh hưởng dịch Covid bùng phát lần 2, nhu cầu quan tâm thị trường BDS vẫn duy trì ở mức cao. Cụ thể, lượng quan tâm tìm kiếm mua bán nhà đất cả nước trong tháng 8 vẫn tăng mạnh dù cả nước đang phòng tránh dịch và thị trường ảnh hưởng vì tháng Ngâu.
Dù giao dịch thực giảm nhưng sự quan tâm dành cho nhà đất vẫn đang tăng cao trong tháng 8/2020. Ảnh minh họa
Theo báo cáo số liệu cho biết tổng lượng quan tâm BDS tháng 8 tăng thêm 6%. Tại Hà Nội, lượng tin rao bán nhà dù bị giảm 2% so với tháng trước nhưng nhu cầu tìm kiếm nhà đất lại tăng đột biến đến 13%. Còn tại TP.HCM, do ảnh hưởng của tháng Ngâu nên lượng sản phẩm nhà đất chào bán giảm gần 8% so với tháng trước nhưng nhu cầu mua lại tăng gần 6%. Với các tỉnh thành khác, ngoại trừ Đà Nẵng ghi nhận mức giảm sâu, hầu hết mức độ quan tâm với thị trường nhà đất chỉ giảm khoảng từ 3-10%.
Chia sẻ về tình hình nhu cầu nhà ở tại Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Anh, P.TGĐ Batdongsan cho biết, không tính các thành thị đang tăng trưởng, chỉ tính riêng tại hai đô thị lớn là TP.HCM và Hà Nội, nhu cầu nhà ở đang rất lớn. Tại Hà Nội, tốc độ tăng trưởng dân số trung bình hiện là 2,2%, ở TP.HCM con số này là 2,3%. Mỗi năm Hà Nội cần phát triển ít nhất 67.333 đơn vị nhà ở có diện tích trung bình 70m2 và TP.HCM là 57.363 đơn vị.
Theo ước tính, phân khúc khách hàng hàng mua nhà ở vẫn tăng đều khoảng 20% mỗi năm tại các thành phố có tốc độ đô thị hóa như TP.HCM, Hà Nội. Do đó, dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh, kinh tế trì trệ thì nhu cầu mua bán nhà đất vẫn không thay đổi.
Tâm lý chờ giảm giá mua bất động sản của người mua có khả quan
Mặc dù nhu cầu nhu cầu nhà ở không sụt giảm nhưng lượng giao dịch thực trong các tháng qua lại không cao, chính là vì tâm lý chờ BDS giảm giá. Tuy nhiên, câu chuyện bất động sản giảm giá có đúng liệu khách hàng có mua được giá hời?
Báo cáo tình hình nhà ở và thị trường bất động sản quý 2/2020 từ Bộ xây dựng cho thấy, tại TP.HCM có 3.958 giao dịch thành công, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ 2019.
Tâm lý chờ giá nhà giảm khiến nhiều khách hàng dù có nhu cầu vẫn chưa quay lại với thị trường. Ảnh minh họa.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho rằng, người tham gia vào thị trường BDS hiện nay chủ yếu là các nhà đầu tư bất động sản có kinh nghiệm am hiểu thị trường. Họ hiểu được thị trường và thấy được cơ hội sau này trong thời điểm nhà đất khó khăn. Còn với nhà đầu tư bất động sản mới, việc nguồn hàng thiếu đa dạng và ảnh hưởng bởi dịch khiến họ không dám mạnh tay xuống tiền đầu tư. Họ vẫn chờ đợi thị trường đa dạng nguồn cung dồi dào hơn, có nhiều sự lựa chọn hơn là nắm bắt cơ hội.
Bên cạnh tâm lý thận trọng khi “xuống tiền” thì tâm lý chờ xuống giá nhà đất chính là lý do khiến lượng giao dịch thực thấp, không chỉ dân đầu tư mà cả với người mua ở thực. Nhiều khách mua BDS đang cho rằng, với đợt dịch Covid thứ 2 bùng phát sẽ khiến giá BDS giảm mạnh nên nhiều khách hàng đang chờ giá giảm để có cơ hội mua được giá hời.
Tuy nhiên, theo đánh giá thị trường bất động sản của một số chuyên gia, tình hình dịch Covid đang được kiểm soát rất tốt kèm theo thị trường khan hiếm cùng với sự phát triển hạ tầng ngày một cao, giá BDS rất khó có chuyện giảm sâu như suy nghĩ của khách hàng mà sẽ có thể tiếp tục tăng vào các tháng cuối năm. Vì thế, ở thời điểm này người mua bất động sản nên tìm hiểu kỹ thông tin thị trường, so sánh, đánh giá. Nếu có sản phẩm nào phù hợp với tài chính và nhu cầu thì nên xuống tiền để tránh đánh mất cơ hội.