Vay vốn ngân hàng từ ngày 01/09/20223 Theo thông tư mới nhất Người mua nhà, xe có thể vay ngân hàng này để đáo hạn ở nhà băng khác.
Từ 1/9 tới, việc cho vay để trả trước hạn khoản vay cũ tại ngân hàng khác không còn bị giới hạn trong phạm vi phục vụ sản xuất kinh doanh mà còn áp dụng với cả người vay phục vụ đời sống. Người mua nhà hoặc xe có thể lựa chọn vay ngân hàng để đáo hạn ở một ngân hàng khác. Quá trình này được gọi là “vay lại” hoặc “vay chuyển đổi”. Dựa trên Thông tư 06 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2016 quy định về hoạt động cho vay, với nhiều điều kiện tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/9.
Vay Vốn Ngân Hàng Từ ngày 01/9/2023 cho phép người mua nhà vay vốn ngân hàng này đáo hạn ngân hàng khác
Điều 8 tại Thông tư 39/2016 (Thông tư cũ), việc vay vốn ngân hàng để trả khoản vay tại tổ chức tín dụng khác sẽ không được phép thực hiện, trừ trường hợp là vay trả nợ trước hạn khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh, có thời hạn vay ngắn hơn thời hạn vay còn lại của nợ cũ và chưa thực hiện cơ cấu; không áp dụng đối với khoản vay phục vụ nhu cầu đời sống. Bên cạnh việc giúp khách hàng linh hoạt hơn trong xử lý khoản vay cũ, Thông tư mới cũng bổ sung thêm một số trường hợp không được cho vay.
Trong đó, việc vay tiền từ ngân hàng để gửi tiền sẽ bị cấm. Ngân hàng cũng không được cho khách hàng vay để thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên UPCoM.
Việc vay tiền từ ngân hàng để thanh toán góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh với dự án không đủ điều kiện kinh doanh cũng nằm trong trường hợp bị hạn chế. Ngoài nội dung này, một số điều kiện vay khác cũng được thực hiện theo hướng đơn giản hơn.
Tin vui cho người muốn vay vốn ngân hàng từ 1/9/2023
Theo nội dung Thông tư 06 ban hành. Các nhà băng có thể cho khách hàng vay vốn ngân hàng để trả nợ trước hạn khoản vay tại ngân hàng khác với mục đích phục vụ nhu cầu khác ngoài hoạt động kinh doanh, như các khoản nợ vay mua nhà, mua ô tô. Trước đây, nếu muốn đảo khoản nợ giữa các ngân hàng, khách hàng phải sử dụng một tài sản khác để thế chấp vay từ ngân hàng này, trước khi trả nợ và rút tài sản đảm bảo ở khoản vay cũ.
Như vậy, với nghị định mới, khách hàng có thể chuyển khoản vay mua nhà từ ngân hàng này sang ngân hàng khác (có lãi suất thấp, nhiều ưu đãi) một cách dễ dàng và có lợi hơn. Khách hàng cũng dễ dàng tiếp cận khoản vay mới với mức chi phí thấp hơn, được tiếp cận và sử dụng thêm các dịch vụ mới.
Trong hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử, tổ chức tín dụng được quyền xác minh thông tin khách hàng bằng phương tiện điện tử (eKYC), cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân. Theo đó, ngân hàng được quyền giao kết thỏa thuận cho vay dưới hình thức hợp đồng điện tử (trước đây chỉ chấp nhận hợp đồng giấy), xét duyệt cho vay bằng phương tiện điện tử… Điều này sẽ rút ngắn quy trình, thủ tục, khách hàng vay không phải đến ngân hàng.
Thông tư 06 không siết điều kiện cho vay đối với khách hàng. Theo quy định tại Luật Các Tổ chức tín dụng hiện hành, khách hàng vay vốn ngân hàng phải đáp ứng 03 điều kiện gồm: mục đích vay vốn hợp pháp; có phương án sử dụng vốn khả thi, có khả năng tài chính để trả nợ. Đây là các điều kiện vay vốn tối thiểu mà khách hàng phải đáp ứng theo quy định tại Luật Các Tổ chức tín dụng.
Hiện nay, lãi suất vay các ngân hàng thường dao động trong khoảng từ 4 – 24%/năm, thay đổi tùy theo hình thức vay vốn (tín chấp/thế chấp), ngân hàng, ưu đãi về lãi suất (nếu có)… Thông thường, đối với khoản vay tín chấp, mức lãi suất dao động từ 6 – 24%/năm, còn đối với vay thế chấp thì lãi suất dao động từ 4 – 11%/năm.
Đây chính là tin vui cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp kỳ vọng với việc tháo gỡ nút thắt về vốn sẽ giúp cho các doanh nghiệp phục hồi và lấy lại đà cho cuối năm 2023, được dự báo sẽ đầy tiềm năng và thách thức.
Theo Vnexpress