Bộ GT-VT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất chuyển dự án xây dựng đường Vành đai 3 thành dự án quốc gia trình Quốc hội thông qua.

Dự án đường Vành đai 3 được chia làm 4 đoạn gồm: đoạn 1 Tân Vạn – Nhơn Trạch; đoạn 2 Tân Vạn – Bình Chuẩn; đoạn 3 Bình Chuẩn – quốc lộ 22 và đoạn 4 quốc lộ 22 – Bến Lức.

                                                                 Đường vành đai 3 TP HCM

Khởi công đoạn 1: Tân Vạn – Nhơn Trạch vào quý IV/2021

Dự án mang tính chiến lược

Đường Vành đai 3 là dự án mang tính “chiến lược”. Đây sẽ là sợi chỉ đỏ liên kết vùng giữa khu vực Đông Nam bộ và Tây Nam bộ. Đồng thời, dự án này sẽ tăng tính kết nối giao thông giữa Đồng Nai với các địa phương khác. Đây sẽ là động lực thúc đẩy thành phố mới Nhơn Trạch phát triển. Mở ra tiềm năng phát triển của các dự án BĐS dọc Vành Đai 3.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án này vào năm 2011 và được điều chỉnh vào năm 2013. Đường Vành Đai 3 có tổng chiều dài là 89.3km, đi qua 4 tỉnh Long An, TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai.

Vai trò kết nối giao thông

Đoạn đầu Tân Vạn – Nhơn Trạch đã được Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc thông qua hiệp định vay vốn. Đoạn 1 này có chiều dài hơn 34km. Và được chia thành 2 dự án thành phần 1A và 1B. Trong đó, phần 1A nối từ tỉnh lộ 25B, H.Nhơn Trạch đến nút giao đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Phần 1B kéo dài từ nút giao cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đến nút giao Tân Vạn TP. Thủ Đức.

Khi hoàn thành, tuyến Tân Vạn – Nhơn Trạch sẽ giảm ùn tắc giao thông từ các cảng biển thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến khu vực Tây Bắc TP.HCM. Vì vậy, Bộ GT-VT đang phối hợp với các đơn vị chức năng cố gắng triển khai các thủ tục để có thể thi công vào quý IV-2021.

Xin chuyển thành dự án quốc gia

Mặc dù đã được phê duyệt từ năm 2011 và dự kiến sẽ hoàn thành trước năm 2020 nhưng đến nay, tiến độ thi công khá chậm. Hiện chỉ mới có đoạn Tân Vạn – Mỹ Phước dài 16,3km qua Bình Dương đã hoàn thành. Sau 10 năm triển khai, dự án Vành Đai 3 chỉ mới hoàn công chưa đây 18% tổng chiều dài tuyến đường.

Tốc độ này rất chậm so với tiến độ dự kiến. Đến đầu năm 2020, Bộ GT-VT rất “sốt ruột” nên đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đề xuất lập thành dự án quốc gia để trình Quốc hội thông qua. “Chúng tôi hy vọng sau khi lập nghiên cứu dự án tiền khả thi, Chính phủ đề xuất Quốc hội thông qua đầu tư cho dự án Đường Vành đai 3, tạo động lực cho Vùng kinh tế Đông Nam bộ phát triển” – ông Nguyễn Danh Huy khẳng định.  

Thứ trưởng Bộ GT-VT Lê Anh Tuấn cũng cho biết: Nếu các đoạn còn lại của  Đường Vành đai 3 được chuyển thành dự án quốc gia.  sẽ có nhiều cơ chế đặc biệt đẩy nhanh tiến độ xây dựng.          

Nguồn: Báo Đồng Nai

Gọi zalo
0937594628